BẢO TỒN CHẤT NHUỘM MÀU TỰ NHIÊN TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TÂY NGHỆ AN

Cây thuốc nhuộm hiện diện trong đời sống hằng ngày của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, từ bữa ăn, trang phục cho đến các lễ hội. Nghiên cứu tập trung điều tra thu thập dữ liệu tại các khu vực thuộc Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An. Đây là khu dự trữ sinh quyển có diện tích 1.303.285 ha rừng mưa nhiệt đới, một trong 12 loại hệ sinh thái chính được UNESCO-MAB xác định, trải dài trên chín huyện miền núi. Qua điều tra, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận việc sử dụng bốn mươi loài cây nhuộm được đồng bào tại khu vực sử dụng với mục đích nhuộm thực phẩm, dệt may và dụng cụ. Đặc biệt, loài củ nâu (Dye Yam – Dioscorea cirrhosa) lần đầu tiên được ghi nhận là nguồn cung cấp chất tạo màu nâu cho thực phẩm tại Việt Nam.

Nghiên cứu được tài trợ bởi dự án mã số DTDLXH 19/15, đơn vị chủ trì Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, chủ nhiệm dự án: Nguyễn Thiên Tạo.

Ảnh 1. Khung cửi dệt vải của đồng bào Thái tại bản Xiềng, xã Môn Sơn, Huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An với, vải dệt từ sợi bông kết hợp cùng chỉ tơ lụa tạo hoa văn.

Ảnh 2. Hoạt động trình diễn, tái hiện lại cách sử dụng hai loài cây Lòng mức nhuộm (Wrightia laevis) và chàm mèo (Strobilanthes cusia) để nhuộm màu chàm trước khi đem đi nhuộm đen vải (màu truyền thống của người Thái).

Ảnh 3. Nguyên liệu chuẩn bị cho quá trình nhuộm sợi nâu, vàng, và xanh lá làm chỉ thêu và dệt vải từ vỏ quả dừa, rễ cây hoàng đằng và lá chàm mèo dùng tươi (Strobilanthes cusia

Ảnh 4. Phỏng vấn kinh nghiệm, cách dùng cây nhuộm màu vải sợi

Ảnh 5. Bữa cơm trưa của người Thái với xôi nhuộm từ củ nâu, loài cây trước đây chỉ được biết đến dùng cho vải sợi

Nguồn trích dẫn tài liệu: N.A. Lưu-Đam  and D. Cardon, 2023. Conservation of natural dyes in Tay Nghe An Biosphere Reserve, Vietnam. ACTA HORTICULTURAE, 1361: 21-29.

Nguồn tin: Lưu Đàm Ngọc Anh, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, VAST

Tin cùng loại