Các cán bộ ngiên cứu Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam phối hợp cùng các nhà khoa học Hà Lan nghiên cứu sự đa dạng và hoạt tính đối kháng vi sinh vật của vi khuẩn liên kết hải mien biển Việt Nam.
Nghiên cứu đã phân lập được 460 dòng vi khuẩn liên kết với 18 loài hải mien, bao gồm 58,3% thuộc ngành Proteobacteria, 16,5% thuộc ngành Actinobacteria, 18,0% thuộc ngành Firmicutes và 7,2% thuộc ngành Bacteroidetes . Tại mức phân loại chi, các chủng phân lập thuộc 55 chi, trong đó các chi chiếm ưu thế nhất là Bacillus, Pseudovibrio, Ruegeria, Vibrio và Streptomyces.
Nghiên cứu cũng cho thấy môi trường nuôi cấy ảnh hưởng đến thành phần vi khuẩn có thể nuôi cấy, trong khi từ các loài hải miên biển khác nhau cho kết quả phân lập vi khuẩn liên kết tương đối giống nhau. Điều thú vị là có rất ít sự trùng lặp về thành phần vi khuẩn liên kết với hải mien biên khi thành phần vi khuẩn được đánh giá dựa vào phương pháp nuôi cấy và phương pháp không qua nuôi cấy.
Kết quả đánh giá hoạt tính đối kháng vi sinh vật cho thaayys 90 trong số 460 chủng phân lập có hoạt tính đối kháng đối với ít nhất một trong các chủng vi sinh vật kiểm định. Từ môi trường nuôi cấy của chủng phân lập có hoạt tính mạnh nhất (Bacillus sp. M1_CRV_171), 4 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc, bao gồm cyclo (L-Pro-L-Tyr) (1), macrolactin A (2), macrolactin H (3), và 15,17-epoxy-16-hydroxy macrolactin A (4). Trong số này, các hợp chất 2 - 4 thể hiện hoạt tính đối kháng đối với một phổ rộng các vi sinh vật thử nghiệm.
Các cán bộ ngiên cứu Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam phối hợp cùng các nhà khoa học Hà Lan nghiên cứu sự đa dạng và hoạt tính đối kháng vi sinh vật của vi khuẩn liên kết hải mien biển Việt Nam.
Nghiên cứu đã phân lập được 460 dòng vi khuẩn liên kết với 18 loài hải mien, bao gồm 58,3% thuộc ngành Proteobacteria, 16,5% thuộc ngành Actinobacteria, 18,0% thuộc ngành Firmicutes và 7,2% thuộc ngành Bacteroidetes . Tại mức phân loại chi, các chủng phân lập thuộc 55 chi, trong đó các chi chiếm ưu thế nhất là Bacillus, Pseudovibrio, Ruegeria, Vibrio và Streptomyces.
Nghiên cứu cũng cho thấy môi trường nuôi cấy ảnh hưởng đến thành phần vi khuẩn có thể nuôi cấy, trong khi từ các loài hải miên biển khác nhau cho kết quả phân lập vi khuẩn liên kết tương đối giống nhau. Điều thú vị là có rất ít sự trùng lặp về thành phần vi khuẩn liên kết với hải mien biên khi thành phần vi khuẩn được đánh giá dựa vào phương pháp nuôi cấy và phương pháp không qua nuôi cấy.
Kết quả đánh giá hoạt tính đối kháng vi sinh vật cho thaayys 90 trong số 460 chủng phân lập có hoạt tính đối kháng đối với ít nhất một trong các chủng vi sinh vật kiểm định. Từ môi trường nuôi cấy của chủng phân lập có hoạt tính mạnh nhất (Bacillus sp. M1_CRV_171), 4 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc, bao gồm cyclo (L-Pro-L-Tyr) (1), macrolactin A (2), macrolactin H (3), và 15,17-epoxy-16-hydroxy macrolactin A (4). Trong số này, các hợp chất 2 - 4 thể hiện hoạt tính đối kháng đối với một phổ rộng các vi sinh vật thử nghiệm.
Hình 1. Thành phần các vi khuẩn nuôi cấy liên kết với hải mien biển tại mức phân loại ngành và lớp (A) và cấp độ chi (B). Thành phần các vi khuẩn có hoạt tính kháng sinh liên kết với hải miên biển tại mức phân loại chi (C)
Hình 2. Cấu trúc hóa học của các hợp chất 1–4
Nguồn trích dẫn tài liệu: Marine Drugs 2021, 19(7), 353; https://doi.org/10.3390/md19070353
Nguồn tin: Tôn Thất Hữu Đạt, Viện nghiên cứu Khoa học miền Trung, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, VAST