Địa khối Kon Tum được cho là một trong những địa khối quan trọng khu vực Đông Dương và vùng lân cận, nó có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp. Các đá granit Vân Canh phân bố rộng rãi tại phía nam địa khối Kontum, chúng có thành phần SiO2 (65,82-75,35%) và tổng kiềm Na2O+K2O (5,47 đến 9,82), tỷ lệ A/CNK từ 0,97 đến 1,08 (trung bình 1.01), tổ hợp cộng sinh khoáng vật gồm thạch anh (25-30%), feldspat kali (27-30%), plagiocla (28-30%), biotit 3-5%. Ngoài ra, chúng có dị thường âm các nguyên tố Ba, Nb, Ce, P, Ti và thường dương các nguyên tố Th, K, Pb, Nd, Y. Giá trị thành phần động vị ɛHf(t) dao động trong khoảng -11,1 đến -6,7 và tuổi mô hình TDM2 dao động trong khoảng 1,97 đến 170 tỷ năm, cho thấy các đá Granit Vân Canh được hình thành do nóng chảy các vật liệu vỏ tuổi Paleoproterozoic. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân tích 8 mẫu granit Vân Canh bằng phương pháp LA-ICP-MS U-Pb zircon, cho kết quả tuổi đồng vị U-Pb zircon tập trung khoảng 251-229 triệu năm, ứng với giai đoạn Trias. Tuổi này là bằng chứng ghi nhận hoạt động magma diễn ra mạnh mẽ khu vực phía nam địa khối Kon Tum và chúng được thành tạo có thể liên quan đến quá trình va chạm giữa hai mảng Nam Trung Hoa và Đông Dương.
Granit Vân Canh Địa khối Kon Tum: Địa Hóa, Địa thời và ý nghĩa kiến tạo
Kết quả xác định tuổi đồng vị U-Pb zircon 8 mẫu granit Vân Canh bằng phương pháp LA-ICP-MS U-Pb zircon
Nguồn trích dẫn tài liệu: Doan Dinh Hung, Yukiyasu Tsutsumi, Pham Trung Hieu, Nguyen Trung Minh, Pham Minh, Nguyen Thi Dung, Nguyen Ba Hung, Toshifumi Komatsu, Nguyen Hoang, Kenta Kawaguchi. Van Canh Triassic granite in the Kontum Massif, central Vietnam: Geochemistry, geochronology, and tectonic implications. Journal of Asian Earth Sciences: X 7 (2022) 100075.
Nguồn tin: Doãn Đình Hùng, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, VAST