MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM

Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam là Bảo tàng quốc gia, đứng đầu trong hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên, được thành lập vào ngày 10/3/2006.

Từ khi thành lập cho tới nay, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam không ngừng phát triển mối quan hệ hợp tác với các đối tác trong nước, trong khu vực và trên thế giới bằng nhiều Biên bản Ghi nhớ và Thỏa thuận hợp tác (MOU). Tính đến tháng 12 năm 2017, Bảo tàng đã ký 57 Biên bản Ghi nhớ và Thỏa thuận hợp tác (đang có hiệu lực) với các Bảo tàng Lịch sử tự nhiên, Viện nghiên cứu và trường Đại học thuộc 22 quốc gia trên thế giới về nghiên cứu khoa học và đào tạo, bảo tồn, trao đổi mẫu vật, cụ thể như sau:

1. DANH MỤC BIÊN BẢN GHI NHỚ VÀ THỎA THUẬN HỢP TÁC (MOU) GIỮA BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM VÀ CÁC ĐỐI TÁC NƯỚC NGOÀI

1. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, Anh

2. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Áo

3. Khoa khoa học Tự nhiên, Đại học Bratislava, Slovakia

4. Đại học Khoa học sự sống, Đại học sư phạm Nam Trung Quốc

5. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Paris, CH. Pháp

6. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Osaka, Nhật Bản

7. Đại học Khoa học và Công nghệ, Đại học Kumamoto, Nhật Bản

8. Đại học Tổng hợp Tokyo, Nhật Bản

9. Viện Hàn lâm Khoa học Xanh-pê-téc-bua, LB. Nga

10. Khoa khoa học sự sống, Đại học sư phạm quốc gia Đài Loan

11. Hội nghiên cứu côn trùng Châu Á, Nhật Bản

12. Viện nghiên cứu Thực vật Quảng Tây, Trung Quốc

13. Đại học Khoa học sự sống, Đại học sư phạm Đài Loan

14. Trung tâm nghiên cứu côn trùng Insequest, Nhật Bản

15. Bảo tàng Lịch sử Sinh học, Đại học sư phạm Đông Trung Quốc

16. Vườn Thực vật Missouri, Hoa Kỳ

17. Bảo tàng Đại học Kyoto, Nhật Bản

18. Bảo tàng Úc

19. Viện nghiên cứu Sinh học Chengdu, Trung Quốc

20. Bảo tàng Trái đất, Đại học tổng hợp quốc gia Mát cơ va mang tên Lô-Mô-Nô-xốp

21. Bảo tàng Bắc Carolina, Hoa Kỳ

22. Khoa Sinh học, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc

23. Đại học Hawai, Hoa Kỳ

24. Bảo tàng lịch sử Tự nhiên Cleverland, Hoa Kỳ

25. Bảo tàng Tokushima, Nhật Bản

26. Hội hang động núi lửa Nhật Bản

27. Khoa khoa học trái đất và môi trường, Đại học Hàn Quốc

28. Công ty NNT-Systems, Hàn Quốc

29. Bảo tàng Côn trùng, Đại học Tây Bắc, Trung Quốc

30. Trung tâm thực hành tài nguyên sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học Belarus

31. Viện Khoa học Tự nhiên Hoàng Gia Bỉ

32. Trung tâm quốc tế về chăn nuôi và nghiên cứu về các loài bò sát, ếch nhái, Kiev, Ukraine

33. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đại học Florence, Ý

34. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Erfurt, CHLB. Đức

35. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển

36. Tạp chí Ngư học Ý

37. Bảo tàng Lịch sử Tụ nhiên Béc Lin, CHLB. Đức

38. Trung tâm đa dạng sinh học Hà Lan

39. Viện các vấn đề Dầu khí, LB. Nga

40. Vườn Thực vật Dresden, Đại học tổng hợp Dresden, CHLB. Đức

41. Vườn Thực vật Xishuangbana, Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc

42. Đại học Florida, Hoa Kỳ

43. Hội nghiên cứu côn trùng Cleverland, Hoa Kỳ

44. Đại học Dublin, CH. Irland

45. Đại học New Mexico, Hoa Kỳ

46. Đại học Comenius, Slovakia

47. Đại học Chung Nam, Hàn Quốc

48. Đại học Kyushu, Nhật Bản

49. Đại học Aarhus, Vương quốc Đan Mạch

50. Vườn Thực vật Trung tâm, Viện Hàn lâm KH. Belarus

51. Đại học sư phạm Đài Loan

52. Viện Thực vật Quảng Tây, Trung Quốc

53. Viện nghiên cứu Senkenberg và Bảo tàng LSTN. Frankfurt, Đức

54. Vườn Thực vật Quảng Châu, Trung Quốc

55. Đại học Shimane, Nhật Bản

56. Viện Thực vật Quảng Tây, Trung Quốc

57. Bảo tàng và Viện Động vật học, Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan

 

2. ĐOÀN VÀO

            Từ năm 2010-2017, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã đón tiếp và làm việc với hơn 120 đoàn chuyên gia nước ngoài, bao gồm 443 nhà khoa học trên thế giới đến thực hiện hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo về lĩnh vực sinh học và địa chất, bảo tàng học. Tính riêng năm 2017, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã đón tiếp và làm việc với 29 đoàn chuyên gia nước ngoài, 104 cán bộ nghiên cứu khoa học và chuyên gia.

3. ĐOÀN RA

            Từ năm 2010-2017, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã cử 155 đoàn cán bộ đi công tác nước ngoài thực hiện trao đổi khoa học, hợp tác nghiên cứu và đào tạo. Sau các đợt công tác, các cán bộ của Bảo tàng tích lũy và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ Bảo tàng và mở rộng hợp tác quốc tế.

4. HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trong khung khuôn khổ của các Bản Ghi nhớ hợp tác với các đối tác nước ngoài, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã phát huy cơ bản các nội dung hợp tác, triển khai các hoạt động hợp tác nghiên cứu về khoa học trái đất và khoa học sự sống, bảo tàng học.  Hai bên cùng thực hiện những chuyến khảo sát, điều tra, nghiên cứu thực địa và thu thập mẫu vật, phân tích mẫu vật; cùng công bố các kết quả nghiên cứu trên các Tạp chí khoa học của mỗi nước và Tạp chí khoa học quốc tế có uy tín (SCI/SCI-E). Thông qua các chương trình hợp tác, cán bộ, nhất là cán bộ khoa học trẻ của Bảo tàng tích lũy và học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm chuyên môn, nâng cao trình độ ngoại ngữ và khả năng nghiên cứu độc lập. Hợp tác quốc tế mang lại nhiều cơ hội đào tạo cho cán bộ Bảo tàng TNVN.

Công trình công bố trên các Tạp chí khoa học quốc tế có uy tín (SCI/SCI-E) của Bảo tàng đứng vị trí cao trong Viện Hàn lâm KHCNVN, đứng thứ 3 năm 2014, thứ 2 năm 2015, 2016 và 2017 về số bài bào quốc tế SCI/SCI-E trên số cán bộ biên chế. Trong đó có 01 bài báo được đăng trên tạp chí Science. Phần lớn các công trình công bố là kết quả của các hợp tác quốc tế của Bảo tàng về nghiên cứu khoa học. Tính riêng năm 2017, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam có 65 bài báo quốc tế có uy tín (SCI/SCI-E).

Nhiều loài thực vật, động vật, côn trùng mới cho khoa học được phát hiện từ các chuyến nghiên cứu thực địa hợp tác quốc tế của Bảo tàng, như loài các Dương xỉ Leptochilus oblongus, Pteris langsonensis...; các loài Gừng Zingiber atroporphyreus, Zingiber cardiocheilum...; các loài Ếch, Nhái Leptolalax botsfordi, Kurxalus viridescen...; Cá cóc Tylototriton anguliceps, Cóc mày lá nhỏ Châu Á Leptolalax iso; Ve sầu Karenia tibetensis, Pomponia brevialata; các loài Côn trùng khác Vuvanlienia parva, Dohrniphora laocaii, Zygtaxphora vietnamita, Macrodaruma brevinaso; Vòi voi Indocryphalus suongmu, v.v.

Bảo tàng đã thực hiện nhiều đề tài, nhiệm vụ, dự án khoa học hỗn hợp với các đối tác nước ngoài, như Đề tài Quỹ Hợp tác nghiên cứu Việt Nam -Thụy Điển về Bảo tồn gen và quần thể các loài cây lá kim đang bị đe dọa; Nghiên cứu giun tròn ký sinh gây bệnh côn trùng và giun tròn ký sinh động vật thân mềm,Trung tâm sinh học ASCR – Viện Côn trùng học, CH Séc; Nghiên cứu mối quan hệ di truyền và chỉ số miễn dịch bẩm sinh của cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758) ở Việt Nam và ở Ấn Độ, Đại học Tổng hơp Annamalai, Ấn Độ; Nghiên cứu về sự phục hồi và phát tỏa của động vật biển trong thời đại cổ sinh và đại trung sinh sớm và sau tuyệt diệt hàng loạt tại Việt Nam,Đại học Kumamoto, Nhật Bản; So sánh đa dạng côn trùng rừng các bộ cánh cứng và cánh giống ( Coleoptera, Homoptera), Trung tâm khoa học thực hành tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học Belarus.

Kết quả của các nỗ lực nghiên cứu, hai cán bộ khoa học trẻ của Bảo tàng đã được nhận giải thưởng quốc tế. Trong đó, một giải thưởng dành cho chuyên gia mới - 2014 của Hiệp hội vải sợi Hoa Kỳ đã được trao cho TS. Lưu Đàm Ngọc Anh và một giải thưởng dành cho bài báo khoa học tiêu biểu “2015 Unibio Press Award”, được truy cập và trích dẫn nhiều nhất đăng trên tạp chí chuyên ngành của nhà xuất bản Unibio, Hoa Kỳ trao cho TS. Nguyễn Thiên Tạo.

5. HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ ĐÀO TẠO, HỘI THẢO, TRIỂN LÃM

Đào tạo

Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam rất chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhận lực, đặc biệt là cử cán bộ ra nước ngoài học tập, nghiên cứu thông qua các chương trình hợp tác quốc tế, cụ thể là đã cử 08 cán bộ ra nước ngoài đào tạo chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ (07 đào tạo tiến sĩ, 01 đào tạo Thạc sĩ). Trong đó, có 03 cán bộ đã hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ tại Nhật Bản và Đức và 01 cán bộ đã hoàn thành chương trình đào thạc sĩ tại Úc. Hiện tại, 04 cán bộ của Bảo tàng đang đào tạo tiến sĩ tại Liên Bang Nga và Trung Quốc.

Bảo tàng TNVN hợp tác với Viện động vật Xanh-pê-téc-bua, Liên Bang Nga, mở lớp đào tạo nâng cao năng lực xử lý chế tác mẫu vật cho cán bộ Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, các bảo tàng thuộc Hệ thống bảo tàng thiên nhiên Việt Nam và các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam. Khóa đào tạo cung cấp những kiến thức và kỹ thuật cơ bản chế tác mẫu cá và một số mẫu động vật có xương sống khác phục vụ trưng bày và nghiên cứu tại các Bảo tàng, Vườn quốc gia và Khu bảo tồn Thiên nhiên. Ngoài ra, các chuyên gia chế tác mẫu vât của Cộng hoàn Liên bang Đức đã thăm Bảo tàng và giới thiệu, hướng dẫn cán bộ kỹ thuật Bảo tàng phương pháp chế tác mẫu vật hiện đại các mẫu động vật có xương sống. Bảo tàng Thiên nhiên cũng đã hợp tác với Trường Đại học Bruxell, Bỉ mở lớp tập huấn về nghiên cứu đa dạng di truyền tại Bảo tàng.

Hội thảo

Cán bộ khoa học Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã tham gia hơn 20 Hội nghị, Hội thảo quốc tế về nghiên cứu khoa học và Bảo tàng học tại nhiều quốc gia trên thế giới, như Hội thảo về Các bộ sưu tập mẫu vật khu vực Đông Nam Á tại Bảo tàng Thiên nhiên và Khoa học Nhật Bản năm 2010; Hội thảo quốc tế về Bảo tồn bướm tại Trường Đại học Sauthampton, Vương quốc Anh năm 2014; Hội nghị ICOM khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại Phi-líp-pin năm 2015; Hội nghị ICOM quốc tế tổ chức tại Milan, Italy năm 2016; các hội thảo khoa học quốc tế khác tại Nhật Bản, Malaysia, S-ri-lan-ka, Phi-lip-pin, Thái Lan, Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Đức,v.v. Cán bộ khoa học của Bảo tàng đã tích cực tham gia và trình bày báo cáo tại các Hội nghị, Hội thảo quốc tế.

Tháng 01 năm 2016, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam phối hợp với Bảo tàng LSTN Béc Lin Đức tổ chức Hội thảo lần thứ nhất tại Viện Hàn lâm KHCNVN với chủ đề “Đa dạng sinh học như là một tài nguyên kinh tế - Khai thác sáng tạo cho khoa học và xã hội (BIORES)”. Hội thảo lần thứ hai sẽ được tổ chức vào tháng 2 năm 2018 cùng địa điểm trên với chủ đề “Kinh tế sinh học”.

Tháng 11 năm 2016, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam vinh dự được dự Lễ thừa nhận ký kết giữa Bảo tàng TNVN và Trường Đại học Dublin, Ireland trước sự chứng kiến của Tổng thống nước Cộng hòa Ireland nhân dịp Tổng thống đến thăm chính thức Việt Nam.

Tháng 4 năm 2017, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam phối hợp với Viện Khoa học Hoàng gia Bỉ tổ chức Hội nghị quốc tế với chủ đề " Kết quả hợp tác quốc tế 10 năm của Bảo tàng TNVN và Viện Khoa học Hoàng gia Bỉ".

Triển lãm

     Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã hợp tác với Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đại học Florence, Ý tổ chức triển lãm ảnh Côn trùng tại thành phố Florence Ý vào tháng 8 năm 2010; hợp tác với Đại sứ quán Ý tổ chức triển lãm ảnh Côn trùng tại Hà Nội vào tháng 12 tháng 2010. Triển lãm ảnh côn trùng lần đầu tiên tại Hà Nội với những bức của hai nhà nhiếp Bảo tàng LSTN Đại học Florence Ý là Saulo Bambi và nhà nghiên cứu côn trùng của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Vũ Văn Liên. Triển lãm nhằm giới thiệu những bức ảnh đẹp về thế giới côn trùng vô cùng đa dạng và phong phú cũng như môi trường sống là những cánh rừng nhiệt đới, ngôi nhà của các loài sinh vật. Triển lãm cũng giới thiệu vẻ đẹp của tự nhiên, tầm quan trọng của tự nhiên và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường của cộng đồng. Triển lãm đã thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng và các hãng thông tấn, truyền hình Trung ương và Hà Nội.

Tháng 12 năm 2017, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Hà Nội và Bảo tàng Quốc lập Đài Loan tổ chức triển lãm ảnh về “Nhịp đập đa dạng Sinh học Việt Nam - Đài Loan”, tổ chức trong thời gian 03 tháng tại Bảo tàng Hà Nội.

Tham gia Hội đồng Bảo tàng Quốc tế (ICOM)

   Bảo tàng TNVN là thành viên chính thức của tổ chức ICOM Việt Nam và ICOM quốc tế (Hội đồng Bảo tàng quốc tế) từ năm 2014. Năm 2016, PGS. TS. Nguyễn Trung Minh, Giám đốc (nay là Tổng Giám đốc) Bảo tàng TNVN, vinh dự được bầu giữ chức Phó Chủ tịch ICOM Việt Nam.

Bảo tàng TNVN đã tham dự 02 Hội nghị và 02 lớp học ngắn hạn của ICOM nhằm chia sẻ thông tin về xây dựng, quản lý Bảo tàng, các kỹ năng trong công tác xử lý, chế tác mẫu vật, công tác trưng bày, công tác truyền thông và giáo dục cộng đồng.

Tham gia Mạng lưới đa dạng Sinh học Gen toàn cầu (GGBN)

          Tháng 12 năm 2016 vừa qua, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 54 của Mạng lưới đa dạng Sinh học Gen toàn cầu, bộ sưu tập của mạng lưới hiện có tới 5.000 mẫu DNA và 300 mẫu mô, đại diện hơn 50 loài.

          Tóm lại

Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam tuy là đơn vị còn non trẻ, song những thành tựu đã đạt được là đáng tự hào. Bảo tàng TNVN đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba nhân kỷ niệm 10 năm thành lập bảo tàng (3/2006-3/2016). Để đạt được những thành tích đó, hợp tác quốc tế của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng. Trong những năm tới Bảo tàng TNVN tiếp tục phát triển hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo, đặc biệt tiến tới xây dựng Bảo tàng mới. Đây là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của Bảo tàng TNVN./.

Tin cùng loại